Saturday, 30 March 2013

Logo hãng hàng không: to hơn nữa, lớn hơn nữa... (P.2)

edelweiss (Thụy Sỹ) Airbus A320

(Viet Aviation) Tiếp theo phần 1: Finnair, Singapore Airlines, Korean Air, Swiss International Airlines, American Airlines; phần 2 sẽ góp mặt các tên tuổi: Air Berlin, Qatar Airways, AirAsia, Qantas và LAN Chile

>> Logo hãng hàng không: to hơn nữa, lớn hơn nữa... (P.1) <<

Air Berlin Airbus A320



Qatar Airways Airbus A330-200


Qatar Airways Boeing 777-200LR


AirAsia Airbus A320




Qantas Airbus A330-200



LAN Chile Airbus A340-300



Lido Bingo
Photo: Airliners.net

Friday, 29 March 2013

Skytrax 2013: All Nippon Airways ghi dấu 5 sao

(Viet Aviation) All Nippon Airways (ANA), hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản đã vượt qua các cuộc kiểm tra gắt gao của tổ chức Skytrax để ghi tên mình vào danh sách 6 hãng hàng không tiêu chuẩn 5 sao. Đây cũng là lần đâu tiên một hãng hàng không xứ Hoa anh đào có chất lượng đạt tiêu chuẩn 5* do tổ chức đánh giá dịch vụ hàng không uy tín nhất thế giới Skytrax tiến hành. Trước đó, tạp chí Mỹ Air Transport World cũng vinh danh All Nippon Airways là "Hãng hàng không của năm 2013".

Máy bay All Nippon Airways

>> Skytrax: Giải thưởng hàng không 5 sao 2012 <<

Các tên tuổi quen thuộc còn lại là: Asiana Airlines, Hainan Airlines, Cathay Pacific Airways, Malaysia Airlines, Qatar Airways và Singapore Airlines. Như thường lệ, Viet Aviation sẽ gửi đến quý vị những bài viết đặc biệt về giải thưởng Skytrax năm 2013 trong các số tới.


6 hãng hàng không 5 sao: WORLD 5-STAR AIRLINE (theo thứ tự ABC)

All Nippon Airways (Nhật Bản)

All Nippon Airways Boeing 787-8

Asiana Airlines (Hàn Quốc)

Asiana Airlines Boeing 747-400ER

Cathay Pacific Airways (Hong Kong)

Cathay Pacific Airways Boeing 777-300ER

Hainan Airlines (Trung Quốc)

Hainan Airlines Airbus A330-200

Malaysia Airlines (Malaysia)


Malaysia Airbus A380-800

Qatar Airways (Qatar)

Qatar Airways Boeing 787-8

Singapore Airlines (Singapore)

Singapore Airlines @ Singapore Changi International Airport

Lido Bingo
Skytrax
Photo: AirTeamImages.com

Wednesday, 27 March 2013

Logo hãng hàng không: to hơn nữa, lớn hơn nữa... (P.1)

Qatar Airways Boeing 777-300ER tại Saigon

(Viet Aviation) Các hãng hàng không trên thế giới ngày càng ưa chuộng kiểu sơn máy bay trong đó nhấn mạnh nhận diện logo hãng to hơn, lớn hơn và rõ ràng hơn. Ngay cả những tên tuổi vốn trung thành với kiểu chữ nhỏ truyền thống cũng thay đổi sang xu thế mới mới bằng phần logo nhận diện thương hiệu diện tích lớn ôm gần trọn thân máy bay.

>> Nội thất hiện đại American Airlines Boeing 777-300ER<<
>> Fiji Airways: Tên gọi mới, Nội thất mới <<

Bộ sưu tập Viet Aviation tổng hợp mỗi kỳ 5 hãng hàng không: livery trước và sau khi được nâng cấp. Tuy còn tranh cãi nhiều mặt về tính thẩm mỹ: logo quá lớn, tỉ lệ không cân đối với thân máy bay... nhưng rõ ràng chúng rất nổi bật và dễ dàng nhận biết từ xa trong một loạt máy bay đủ màu sắc, kích thước ở những phi trường lớn.

Finnair Airbus A340-300



Singapore Airlines Boeing777-200ER



Korean Air Boeing 777-200ER



Swiss International Airlines Airbus A330-300



American Airlines Boeing 737-800



Lido Bingo
Photo: Airliners.net

Tuesday, 26 March 2013

Samsung Electronics và thị trường không vận Việt

(Viet Aviation) Nếu không có Samsung, Emirates không thể bay đến Hà Nội 2 chuyến/tuần vì sẽ lỗ nặng. 9 giờ tối một ngày cuối tháng 1.2013, anh Lục Vĩ Chí, Giám đốc bộ phận hàng hóa của Hãng hàng không Emirates đột ngột nhận được tin báo từ Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Khách hàng này yêu cầu máy bay quay trở lại Dubai hay phải neo máy bay tại Nội Bài thêm 1,5 ngày nữa vì quota xuất hàng trong tháng 1 cho SEV vừa hết.

Emirates Skycargo Boeing 777-200F

>> Chi phí tăng giá + giá vé giảm - hàng không lãi ít kỷ lục <<

Mặc dù yêu cầu này của SEV sẽ ít nhiều gây khó khăn cho Emirates vì phải thu xếp thủ tục nhập cảnh đột xuất cho phi hành đoàn, trả thêm phí neo đậu máy bay song Emirates vẫn tuân thủ.

“Với giá cước 1,7 USD/kg, cước vận chuyển là 170.000USD đủ bù đắp cho cả chặng bay từ Dubai đến Hà Nội với máy bay trống. Nếu không có SEV, Emirates không thể bay đến Hà Nội 2 chuyến/tuần vì sẽ lỗ nặng”, anh Chí Emirates nói.

Hơn 80% hàng xuất



Không chỉ có Emirates, nhà ga hàng hóa tại sân bay quốc tế Nội Bài những ngày này lúc nào cũng tấp nập sự hiện diện của các loại máy bay chuyên dụng chở hàng như Boeing 777F, Boeing 747-400F của các hãng hàng không quốc tế như Qatar Airways, China Airlines, Eva Air, Cargolux, Korean Air…Đặc biệt, hơn 80% lượng hàng xuất tại đây đều thuộc về SEV, nhà đầu tư nước ngoài đã đạt giá trị xuất khẩu tới 12,6 tỉ USD và chiếm hơn 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2012.

Cargolux Boeing 747-400F

Quyền lực của SEV còn thể hiện ở khâu thương lượng giá cước vận chuyển với các Hãng hàng không. Tùy chất lượng và thời gian trung chuyển hàng tại Dubai để đi tiếp đến châu Âu mà SEV được cung cấp các mức giá cước vận chuyển khác nhau. Đơn cử, trong khi giá của Emirates là 1,7-1,8USD/kg cho lô hàng từ 1 tấn từ Hà Nội đến London thì giá của các Hãng hàng không khác có thể giảm xuống tận 1,3 USD/kg. Quyền lực của SEV đã gây ra cuộc chiến thú vị về giá cước vận chuyển giữa các hãng hàng không. Nhưng tất cả đều hài lòng từ tổng doanh thu cước vận chuyển lên tới hàng chục triệu USD hàng năm từ SEV. Chính khách hàng này cũng giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho Nội Bài so với Tân Sơn Nhất vì Nội Bài nằm gần tỉnh Bắc Ninh, nơi đặt nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của SEV.

Qatar Airways Cargo Boeing 777-200F

Tầm ảnh hưởng của SEV đang ngày càng gia tăng khi tháng 11.2012, nhà đầu tư này đã được cấp phép cho giai đoạn 2 của nhà máy sản xuất các sản phẩm điện thoại di động và điện tử tại Bắc Ninh, nâng tổng vốn đầu tư từ 670 triệu USD lên 1,5 tỉ USD với mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu năm 2015 lên mức 20 tỉ USD.

Nền công nghiệp tuốc-nơ-vít

Với giá trị xuất khẩu hàng năm dẫn đầu khối FDI và tạo ra hơn 20.000 việc làm tại địa phương hiện nay, cái được mà SEV đang mang lại cho Việt Nam là rất lớn. Nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của SEV tại Bắc Ninh còn giúp củng cố vị thế cho Việt Nam trong cuộc đua thu hút vốn FDI khi Philippines và Indonesia ngày càng mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư quốc tế.

Etihad Crystal Cargo Boeing 777-200F

Mới đây, nguồn tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho biết đầu tháng 2 rồi, SEV đã ký hợp đồng thuê 100 ha đất tại Khu Công nghiệp Yên Bình để triển khai dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung. Đây là động thái tiếp theo sau khi SEV đề xuất với tỉnh về quy chế đơn vị 100% vốn nước ngoài hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất (tương tự như tại Bắc Ninh) để đầu tư nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao với vốn đầu tư dự kiến lên tới 4 tỉ USD. Khi dự án tại Thái Nguyên đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ trở thành trọng điểm sản xuất hàng xuất khẩu lớn nhất của Samsung trên toàn cầu về thiết bị cầm tay.

Tuy nhiên, nền công nghiệp Việt Nam chưa vì thế mà phát triển tương xứng. “Xuất khẩu nhiều, nhưng giá trị gia tăng từ tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ từ 15-20%. Giống ngành công nghiệp ôtô, Việt Nam tiếp tục vướng cái vòng lẩn quẩn của chính mình và lại mất cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của SEV”, ông Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nói.

 Korean Air Cargo Boeing 747-400F

Thực tế cho thấy, không thể trách các doanh nghiệp FDI vì ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cứ mãi ì ạch trong nhiều thập niên qua do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, khiến các đơn vị trong nước không đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp linh kiện, vật tư đạt chất lượng cao từ các nhà đầu tư lớn như SEV.

Đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam năm 2012 cho thấy, do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên các công ty nội địa thậm chí còn không thể đáp ứng nhu cầu lắp ráp trong nước. Với công việc lắp ráp giản đơn, năng suất lao động Việt Nam trong các sản phẩm điện tử hiện chỉ chiếm bình quân từ 5-10% giá trị sản phẩm.

British Airways World Cargo Boeing 747-8F 

Thông tin từ SEV cho hay, hiện nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh cần tới 200 nhà cung cấp linh phụ kiện, nhưng các doanh nghiệp nội địa chỉ có thể cung cấp được những vật tư linh kiện đơn giản, hầu hết còn lại là từ các Công ty nước ngoài.

Hiện SEV phải nhập khẩu khoảng 70% linh kiện ngoại, còn tỉ lệ này đối với Fujitsu Việt Nam là 100%. Công ty Canon cũng chỉ tìm được một nhà cung cấp linh kiện Việt Nam dù đã khảo sát hơn 20 đơn vị sản xuất ốc vít trong nước nhưng không thể tìm được sản phẩm đạt yêu cầu. Chưa kể giá thành sản phẩm công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn đắt vì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm khá cao do họ phải lệ thuộc gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Cathay Pacific Cargo Boeing 747-8F

Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina, đơn vị liên doanh giữa Công ty Cổ phần TIE và Tập đoàn điện tử Samsung và cũng là người anh em của SEV cho rằng, với bất kì nhà sản xuất nào, nếu phải lựa chọn vật tư linh kiện từ 2 nhà cung cấp có chất lượng và giá ngang nhau thì dĩ nhiên nhà cung cấp nội được ưu tiên vì không phải mua bằng ngoại tệ, không phải làm thủ tục nhập khẩu. Khi nhà máy của Samsung phát triển, các đơn vị sản xuất hàng phụ trợ chắc chắn sẽ phải đi theo. Ông Đạo, Samsung Vina khẳng định, doanh nghiệp Việt vẫn còn chỗ, nhưng họ cần phải giải quyết ngay các vấn đề cơ bản như chất lượng sản phẩm phụ trợ, dịch vụ đi kèm và giá bán trước khi bàn tới việc lớn hơn là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Giám đốc một công ty điện tử trong nước từng tâm sự: “Công nghiệp điện tử Việt Nam là công nghiệp tuốc-nơ-vít bởi các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể vặn ốc và thêm vài mũi hàn là hết”. Nếu thực trạng này tiếp tục tồn tại thì con đường phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sẽ còn lắm chông gai. Khi ấy, dù SEV hay đại gia toàn cầu nào khác đã chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất của mình, tham vọng gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn sẽ mãi nằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp trong nước.

Theo: Nhịp cầu đầu tư

Saturday, 23 March 2013

Bộ ảnh Sân bay Quốc tế Phú Quốc

(Viet Aviation) Cộng tác viên Viet Aviation vừa có chuyến du lịch ra đảo ngọc Phú Quốc và gửi về những hình ảnh mới nhất của sân bay Phú Quốc những ngày giữa tháng 3. Mời các bạn cùng tham quan Phu Quoc International Airport.



Phi trường Quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc cách trung tâm thị trấn Dương Đông 10km: phía Bắc giáp Suối Mây, phía Nam giáp Dương Tơ, phía Đông là xã Hàm Ninh, phía Tây giáp biển. Phú Quốc là sân bay cấp 4E theo phân loại của ICAO với phi đạo 45 x 3000m, đường taxi song song rộng 23m. Cùng lúc, bãi đậu máy bay có thể đáp ứng cho 8 chiếc Airbus A320 / A321

Toàn cảnh Phu Quoc International Airport nhìn từ cửa sổ máy bay:


Sân bay Phú Quốc một ngày nắng đẹp:


Tầng trệt: khu vực hành khách đến; tầng 2: làm thủ tục check in hành khách đi:


Cầu thang máy ngay giữa sảnh giúp liên kết nhà ga đi và đến dễ dàng:



Thiết kế mái che vươn dài đủ để chống lại nắng gắt quanh năm ở Đảo ngọc:


Cận cảnh cửa vào Departure Hall Phú Quốc:


Các quầy làm thủ tục nhà ga đi nội địa:


Kiểm tra an ninh trước khi ra máy bay:


Thiết kế khu vực phòng chờ ra máy bay ở lầu 1 khang trang và tràn ngập ánh sáng:



Các cửa lên máy bay:


Máy bay Vietnam Airlines ATR72 và VietJet Airbus A320 đang hoạt động tại Phú Quốc:



Bonus: Hình ảnh Phú Quốc nhìn từ máy bay



Photo: Dragon W
Ảnh độc quyền cho Viet Aviation