Thursday, 31 October 2013

Sắc xanh Qatar Airways Boeing 777-300ER oneworld

(Viet Aviation) Qatar Airways là hãng hàng không đầu tiên của vùng vịnh tham gia vào một liên minh hàng không Quốc tế và chính thức gia nhập oneworld kể từ tháng 11/2013.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

>> Đẳng cấp "Kỳ quan thứ 7": Singapore hay Bồ Đào Nha? <<
>> Qatar Airways gia nhập One World <<

Đây cũng là hãng hàng không gia nhập vào một liên minh hàng không với thời gian nhanh kỷ lục: chỉ 1 năm kể từ khi nhận được ngỏ ý, thay vì mất 18-24 tháng. Dịp này Qatar Airways khoe máy bay Boeing 777-300ER với màu sơn đặc biệt oneworld.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Qatar Airways hiện bay đến 130 điểm tại 70 Quốc gia và là hãng hàng không thành viên oneworld thứ 2 tại khu vực Trung Đông sau Royal Jordanian Airlines.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Việc gia nhập Oneworld sẽ giúp liên minh này ghi tên vào 20 điểm đến mới từ 5 nước gồm: Ethiopia, Iran, Rwanda, Serbia và Tanzania.


Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Để đánh dấu sự kiện này, chiếc Boeing 777-300ER sơn biểu tượng oneworld ra mắt cánh báo chí.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Kể từ ngày chính thức gia nhập liên minh hàng không, logo màu xanh oneworld sẽ được sơn lên toàn bộ đội bay 130 chiếc của hãng ở vị trí ngay cửa máy bay.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Sau khi nhận được ngỏ ý tham gia oneworld, Qatar Airways đã mở rộng bay code share với các hãng khác cùng liên minh là American Airlines và Malaysia Airlines.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Hơn 3 triệu khách hàng sử dụng thẻ Privilege Club của Qatar Airways cũng được hưởng các quyền lợi như khách hàng thân thiết của oneworld áp dụng cho các hãng: airberlin, American Airlines, British Airways, Cathay Pacific Airways, Finnair, Iberia, Japan Airlines, LAN Airlines, Malaysia Airlines, Qantas, Royal Jordanian, S7 Airlines và 30 hãng hàng không con khác.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Đối với thẻ thành viên Privilege Club Vàng và Bạch kim, khách có quyền sử dụng 550 phòng chờ hạng Thương gia của bất kỳ thành viên liên minh hàng không oneworld nào.

Qatar Airways oneworld Boeing 777-300ER. Photo: QR

Bên cạnh đó, phòng chờ hạng Nhất và hạng thương gia của Qatar Airways cũng cho phép khách hàng thân thiết của oneworld sử dụng.


Trong tương lai gần, phi trường Hamad International Airport trị giá 15 tỷ Mỹ kim có khả năng phục vụ 50 triệu lượt khách sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hãng với các đối thủ đáng gờm từ khu vực.

Lido Bingo

Wednesday, 30 October 2013

Ghi chép ở Narita

(Viet Aviation) Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật.

Tokyo Narita Airport. Photo: inkelv1122

>> Tiếp viên hàng không Japan Airlines <<
>> Một thoáng Nhật Bản nhìn từ phi cơ <<

Cả lượt đi và về Hà Nội - Boston và Boston - Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ.

Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế nào sau cơn " tiểu hồng thủy" mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói về bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này. Và cả bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những dân tộc giàu có nhất thế giới.

Ở nhiều nơi trong khu vực sân bay Narita, người ta có dán một tờ giấy với nội dung nước Nhật đang gặp khó khăn sau thảm họa sóng thần nên thiếu năng lượng, vì vậy quản lý sân bay xin lỗi hành khách khi hệ thống điều hòa trong khu vực sân bay không thể phục vụ hành khách như trước kia. Lúc đầu không nhìn thấy lời xin lỗi đó, tôi tỏ ra khó chịu với sự nóng bức trong sân bay sau một chuyến bay quá dài. Nhưng khi đọc được lời xin lỗi đó thì tôi lại thầm xin lỗi những người Nhật. Lúc đó, tôi thấy mình thật ích kỷ. Sống tử tế thật khó. Có lẽ chỉ khi chết rồi con người mới có thể tuyên bố rằng mình đã sống hoàn toàn tử tế.

Tokyo Narita Airport. Photo: Kentaro IEMOTO@Tokyo

Tôi là kẻ nghiện thuốc lá. Bởi thế, xuống đến sân bay là tôi đảo mắt kiếm tìm phòng hút thuốc. Cho đến bây giờ, chỉ ở Mỹ là tôi không tìm thấy phòng hút thuốc trong sân bay còn tất cả các sân bay tôi đã từng qua đều có phòng hút thuốc.

Nhưng chưa ở đâu, phòng hút thuốc trong sân bay lại rộng, đẹp và sạch như ở sân bay Narita. Tất cả mọi thứ trong phòng hút thuốc ở Narita đều đẹp và sạch như là một phòng khánh tiết. Nhìn là biết những người quản lý sân bay đã quan tâm đến cái phòng hút thuốc như thế nào. Xin bạn nhớ rằng họ quan tâm không phải vì họ khuyến khích người ta hút thuốc mà là lối sống văn hóa của họ.

Tokyo Narita Airport. Photo: KWsideB

Hút thuốc có hại sức khỏe cho người hút thuốc và cũng có hại phần nào đó cho người bên cạnh. Nhưng không vì sự có hại đó mà người không hút thuốc tẩy chay người hút thuốc. Phép ứng xử với những người hút thuốc qua cách thiết kế và chăm sóc các phòng hút thuốc là một phép ứng xử văn hóa của những người quản lý sân bay Narita.

Hút thuốc không có tội, nghĩa là không vi phạm luật pháp trừ khi anh hút thuốc ở nơi cấm hút. Và vì vậy, người hút thuốc phải được ứng xử một cách văn hóa và bình đẳng. Tôi nói vậy vì tôi thấy phòng hút thuốc ở nhiều sân bay trên thế giới giống như địa ngục. Một cái phòng nhỏ xíu chỉ dăm người vào hút thuốc là chật cứng. Những người hút thuốc chen nhau trong mù mịt khói thuốc trông thật thảm hại. Có lẽ những người quản lý ở các sân bay đó tìm cách đày đọa và sỉ nhục những người hút thuốc để cho họ phải bỏ thuốc chăng ?

Tokyo Narita Airport. Photo: vitalsine

Tôi còn nhớ mãi một trong những câu chuyện đau lòng trong các trại giam giữ những người Việt Nam vượt biên ở Hongkong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Cảnh sát Hongkong cai quản những trại đó đã ra lệnh những người Việt Nam vượt biên mỗi ngày mỗi người phải bắt 50 con ruồi thì mới được phát khẩu phần ăn. Đó là một sự sỉ nhục. Đó là vô lương tâm. Tôi đã trực tiếp trò chuyện với một số người từ trại đó trở về. Họ đã khóc khi kể lại câu chuyện bắt ruồi để được ăn. Trước kia tôi không nghĩ đến việc bỏ thuốc lá. Nhưng khi nhìn những phòng hút thuốc ở sân bay Narita và cách những người lao công lau chùi phòng hút thuốc đã làm tôi nghĩ tới việc bỏ thuốc lá. Người ta chỉ có thể thức tỉnh con người bằng văn hóa chứ không bao giờ thức tỉnh con người bằng áp bức dưới bất cứ hình thức nào được.

Japan Air Lines Boeing 777-200. Photo: xx_chaton_xx

Vì thời gian quá cảnh ở sân bay Narita quá dài nên chúng tôi tìm đến một quán ăn trong sân bay. Tôi gọi một bát mì hải sản. Theo trí nhớ của tôi thì giá một bát mì như vậy vẫn không có gì thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đặc biệt sau thảm họa sóng thần. Lúc đó, nghĩ lại những cơn bão giá ở trong nước như trận đồ bát quái mà người tiêu dùng không thể tìm thấy đường thoát ra.

Khi chúng tôi ngồi vào bàn thì một người hầu bàn bước đến cúi đầu chào chúng tôi và hỏi chúng tôi dùng gì. Rồi anh mang nước cho chúng tôi. Lúc đó, tôi vô tình chạm vào tay anh và làm đổ cốc nước. Nước làm ướt một chiếc giày của tôi. Trong khi tôi lúng túng chưa biết làm gì thì người hầu bàn đã nói lời xin lỗi và quỳ xuống lau chiếc giày của tôi bằng một chiếc khăn trắng tinh.

Tôi thực sự bất ngờ và thấy xấu hổ. Tôi nghĩ đến cách ứng xử của những người Việt Nam ở những nơi công cộng. Người hầu bàn lau chiếc giày bị ướt của tôi kỹ lưỡng như đang lau một viên kim cương. Tôi cam chắc rằng nếu một người hầu bàn trong những quán ăn ở Việt Nam cúi xuống lau giày cho khách thì họ sẽ rất xấu hổ. Nhưng họ biết đâu rằng : chính tôi, người có chiếc giày được lau, mới là người thấy xấu hổ chứ không phải là người lau chiếc giày ấy cho tôi.

Tokyo Narita Airport. Photo: MARK'N MARKUS

Khi ăn xong, tôi đã để lại một món tiền tip kha khá vì muốn bày tỏ sự biết ơn của mình với người hầu bàn đó. Nhưng người hầu bàn nói họ không nhận tiền tip. Một lần nữa, tôi thực sự ngạc nhiên. Tôi cố tìm cách đưa tiền tip cho người hầu bàn nhưng người hầu bàn vẫn nhã nhặn từ chối. Năm 1992, trong chuyến đi đầu tiên của mình đến Mỹ, tôi có đến một quán ăn người Việt ở New York.

Khi ăn xong tôi đã để 10 đô la tiền tip lại. Người hầu bàn là một người Mỹ gốc Việt đã tỏ ra vô cùng bực bội với tôi vì tôi đã không để 12 đô la mà chỉ để 10 đô la. Sau này tôi mới biết họ tính phần trăm tiền tip theo tổng giá của bữa ăn. Tôi thực sự không biết điều đó. Sao người hầu bàn kia không giải thích cho tôi? Và sao người hầu bàn kia không có thể nói: "Quý ông còn thiếu 2 đô la tiền tip theo quy định, nhưng nếu quý ông không có 2 đô la thì cũng không sao. Mong quý ông trở lại nhà hàng chúng tôi để chúng tôi được phục vụ quý ông".

Tokyo Narita Airport. Photo: Hana Samurai

Nếu nói như vậy, người hầu bàn và nhà hàng của anh ta sẽ không bao giờ mất 2 đô la (vì đương nhiên tôi sẽ trả thêm) mà còn được một cái gì đó giá trị gấp ngàn lần giá trị của 2 đô la kia. Và chắc chắn những lần tới New York sau đó tôi sẽ tìm đến nhà hàng đó. Bởi có gì hạnh phúc hơn khi được trở lại một nơi chốn đã từng gieo vào lòng mình sự xúc động và kính trọng. Nhưng bây giờ, trong các nhà hàng ở Mỹ, người ta tính tiền tip vào luôn hóa đơn thanh toán. Nghe rất khoa học và sòng phẳng nhưng vẫn không ổn ở một khía cạnh nào đó.

Peach Air Airbus A320. Photo: jvreymondon

Sau khi từ chối tiền tip, người hầu bàn hỏi chúng tôi có cần gì nữa mà anh ta có thể phục vụ chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn anh. Anh cúi đầu chào chúng tôi và bước lùi một bước mời chúng tôi đi. Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật.

Họ đã từ một đất nước nghèo nàn và tan hoang vì chiến tranh trở thành một đất nước văn minh, văn hóa và giàu có. Họ không bán hàng giả, hàng độc hại, họ không dùng tiền hay vũ khí đe dọa người khác. Sự nhẫn nại trong hành động lau chiếc giày cho khách và sự chối từ tiền tip của người hầu bàn Nhật và sự nhẫn nại của người bán trứng Trung Quốc và cách ăn mì tôm của cậu sinh viên Trung Quốc hoàn toàn khác nhau.

All Nippon Airways Boeing 787. Photo: Lin.y.c

Sự nhẫn nại của người Nhật là sự rèn luyện nhân cách, là ứng xử văn hóa, là sự tôn trọng con người và ý chí vươn lên. Sự nhẫn nại đó không chứa đựng những tham vọng ngông cuồng và những mưu mô. Cũng như người Nhật đã dạy cho con em của họ về những khó khăn mà dân tộc Nhật phải đương đầu, dạy cho mỗi người Nhật hãy bằng hành động trung thực của mình làm cho văn hóa Nhật, nhân cách Nhật cũng như giá trị những sản phẩm made in Japan lan tỏa vào lòng con người trên toàn thế giới chứ không phải là những cuộc "xâm lăng" đầy mưu tính đôi khi phi nhân và ác độc.

Viet Aviation sưu tập
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

Thursday, 24 October 2013

Ghế hạng Phổ thông ngày càng bị "tiết kiệm"

(Viet Aviation) Giữa bối cảnh khá ảm đạm của ngành hàng không thế giới, nhiều hãng đã tìm cách cải thiện tình hình bằng cách tăng thêm 1 chỗ ngồi ở mỗi hàng ghế thuộc hạng phổ thông nhằm tăng doanh thu.

British Airways Economy Class 3/3/3 @ Boeing 777-300ER


Theo tờ The Wall Street Journal, đây là phương thức mà một số hãng bay lớn như AMR, American Airlines, Air Canada, Air France - KLM và cả Emirates Airline đang chọn lựa. Thậm chí, “chiêu trò” này không chỉ giới hạn trên các tuyến bay ngắn mà đã được áp dụng cho những tuyến bay dài.

Photo: Ghế hạng phổ thông tiêu chuẩn 3/3/3 trên Boeing 777:

Thai Airways Economy Class 3/3/3 @ Boeing 777-300ER

Suốt gần 20 năm, hầu hết những hàng ghế phổ thông trên dòng Boeing 777 thường có 9 chỗ ngồi cho mỗi hàng.  Thế nhưng, trong năm ngoái, gần 70% số Boeing 777 được bàn giao có đến 10 chỗ ngồi cho mỗi hàng ghế phổ thông.

Photo: Ghế hạng phổ thông "tiết kiệm" 3/4/3 trên Boeing 777:

Emirates Airlines Economy Class 3/4/3 @ Boeing 777-300ER

Điều đó đồng nghĩa với việc bề rộng của mỗi chỗ ngồi hạng phổ thông bị thu hẹp lại, lối đi lại cũng chật hơn và cả khoang để đồ xách tay cũng bị o ép. Đối với những dòng máy bay “khổng lồ”, sự thu hẹp còn tàm tạm nhưng với các dòng cỡ nhỏ hơn thì mức độ chật hẹp càng khó chấp nhận.

Điển hình, gần 10 hãng hàng không đã đặt hàng dòng máy bay Airbus A330 vốn chỉ có 8 chỗ ngồi cho mỗi hàng ghế hạng phổ thông nhưng lại nâng lên thàng 9 ghế. Vì thế, bề rộng của mỗi chỗ ngồi chỉ còn 16,7 inch (tương đương 42,4 cm).

Photo: Ghế hạng Economy Class tiêu chuẩn 2/4/2 trên Airbus A330:

Turkish Airlines Economy Class 2/4/2 @ Airbus A330-200

Con số quá khiêm tốn so với bề rộng 19 inch của ghế ở các sân vận động và thua xa mức 25 inch trong những rạp phim hiện đại. Đối với các dòng Boeing 777 hay 787 Dreamliner thì việc tăng ghế như trên khiến bề rộng chỗ ngồi chỉ còn 17 inch, Airbus A350 thì đỡ hơn một chút khi đạt 18 inch.

Photo: Ghế hạng Economy Class "tiết kiệm" 3/3/3 trên Airbus A330:

AirAsia Economy Class 3/3/3 @ Airbus A330-300

Điều này đi ngược xu hướng mở rộng chỗ ngồi mà các hãng hàng không từng chạy đua để thu hút khách hàng. Hồi thập niên 1970 và 1988, ghế ngồi tiêu chuẩn trên các tuyến bay đường dài của dòng Boeing 747 từng rộng 18 inch. Sau đó, chỗ ngồi hạng phổ thông của Boeing 777 và Airbus A380 đạt mức 18,5 inch.

Cabin Singapore Airlines Airbus A380. Photo: David Brown

Thế nhưng, hiện tại hành khách đang đối mặt tình trạng “chèn ép” trên, và họ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận ngồi gò bó hoặc chi tiền nhiều hơn cho các hạng ghế cao cấp hơn.

Theo: Thanh Niên
Photo: Airliners.net

Wednesday, 23 October 2013

KLM: Hãng hàng không lâu đời nhất thế giới

(Viet Aviation) Lịch sử hàng không thương mại thế giới đánh dấu sự ra đời bằng chuyến bay của anh em nhà Wright vào năm 1903. Sau 10 năm, chuyến bay chở khách đầu tiên được thực hiện bởi chiếc thủy phi cơ của Silas Christopherson với đường bay từ San Francisco đến cảng Oakland.

Amsterdam Schiphol Airport. Photo: Jetphotos.net

>> Skyscanner: Giải thưởng ẩm thực châu Âu 2013 <<
>> 60 năm phi cơ phản lực dân dụng. Phần III: 1972 - 1989 <<

Tất nhiên, những hãng hàng không thương mại đầu tiên thuộc về quốc gia có nền hàng không phát triển nhất thế giới là Hoa Kỳ, nhưng những hãng hàng không thành lập trong giai đoạn đầu vẫn còn hoạt động tới ngày nay mà vẫn giữ nguyên tên hiệu thì rất ít ỏi.

Hãng hàng không KLM (Hà Lan)

KLM Royal Dutch Airlines Boeing 737-800

>> KLM Boeing 777 biofuel cất cánh <<

Năm thành lập: 1919

KLM là tên viết tắt theo tiếng Hà Lan - Koninklijke Luchtvaart Maatschappij - có nghĩa là Công ty Hàng không Hoàng gia. KLM hiện được xem là hãng hàng không lâu đời nhất trên thế giới còn hoạt động đến ngày nay vẫn với một cái tên duy nhất.

KLM Royal Dutch Airlines Boeing 747-400

Theo tài liệu thì ngay trong năm đầu tiên sau khi thành lập, bất chấp đây là giai đoạn mà việc vận chuyển bằng đường hàng không được xem là rất hiếm hoi trong xã hội thì KLM đã vận chuyển được 345 hành khách và 2500 kg thư từ và hàng hóa.

Năm 1920, KLM đã thực hiện những chuyến bay theo lịch trình đầu tiên áp dụng trên đường bay từ Amsterdam đến London. Trong những giai đoạn đầu tiên, KLM đã có những bước phát triển vượt tốc.

KLM Royal Dutch Airlines Boeing 777-200ER

Năm 1924, KLM thực hiện chuyến bay đầu tiên để đến thủ đô Batavia (sau này đổi tên thành Jakarta), Indonesia (lúc này đang là thuộc địa của Hà Lan). Chuyến bay kéo dài đến 15 giờ bay và mất hàng tuần cho sự chuẩn bị trước chuyến bay, mở đầu cho việc Amsterdam - Batavia trở thành đường bay định kỳ thường xuyên của KLM vào năm 1929.

KLM Royal Dutch Airlines Airbus A330-200

Năm 1934, lần đầu tiên KLM vượt Đại Tây Dương để thực hiện chuyến bay đến Curaçao và sau Thế chiến thứ II, năm 1946, KLM trở thành hãng hàng không châu Âu đầu tiên bay qua biển để đáp xuống New York.

Hãng hàng không Qantas (Úc)

Qantas Airbus A380-800

>> Sydney: Emirates - Qantas không diễn Airbus A380 <<

Năm thành lập: 1920

Là hãng hàng không hàng đầu của Úc, Qantas là cái tên được viết tắt từ Queensland and Northern Territory Aerial Services. Ngoài ra, hãng còn có một biệt danh mang tính biểu tượng của nước Úc “The Flying Kangaroo”. Được thành lập vào năm 1920 nhưng trong những năm đầu Qantas chủ yếu vận chuyển hàng hóa và thư tín nội địa cũng như thực hiện các dịch vụ về y tế và cứu nạn.

Qantas Boeing 737-800

Đến đầu năm 1935, Qantas đánh dấu bước phát triển của mình bằng chuyến bay quốc tế đầu tiên chở 15 hành khách trên ba khoang từ Brisbane đến Singapore, trong chuyến bay hành khách được phục vụ bánh mì kẹp thịt và trà từ chính lái phụ.

Từ nhu cầu cấp thiết của thị trường vận chuyển quốc tế cùng với các dịch vụ vận chuyển bưu chính, năm 1938, Qantas quyết định mua hai chiếc Short S23 Empire Flying Boat, được xem là khá lớn vào thời điểm đó và hãng cũng đánh dấu bước ngoặt phát triển khi chính thức thuê tiếp viên phục vụ trên các chuyến bay.

Qantas Airbus A330-200

Trong suốt thời gian diễn ra Thế chiến thứ II, Qantas vẫn đều đặn thực hiện chuyến bay đến Singapore ba chuyến một tuần cho đến đầu năm 1942.

Năm 1947, Qantas mua chiếc máy bay thân dài có điều áp đầu tiên Lockheed Constellation để khai thác đường bay từ Úc đến Anh quốc, phục vụ 38 hành khách với tiêu chuẩn First class. Năm 1959, Qantas trở thành hãng hàng không nước ngoài đầu tiên khai thác chiếc Boeing 707-138.

Hãng hàng không Aeroflot (Liên Xô, Nga)

Aeroflot Sukhoi Superjet 100-95

Năm thành lập: 1923

Ngay trong những năm đầu thành lập, Aeroflot không chỉ vận chuyển hành khách và hàng hóa mà hãng còn phải thực hiện những nhiệmvụ khác như nông nghiệp, công nghiệp và đánh bắt cá. Ngoài ra, Aeroflot còn phải đảm nhận vô số những nhiệm vụ khoa học bao gồm thực hiện nhiều chuyến bay đến vùng Bắc cực và Nam cực.

Thời điểm cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, ngành hàng không của Nga phát triển vượt bậc với sự ra đời của hàng loạt các dòng máy bay cánh quạt lớn mà nổi bật nhất là Il-12 và Il-14.

Aeroflot Boeing 777-300ER

Trong suốt nhiều năm sau đó, hàng loạt các dòng máy bay hiện đại được chế tạo dành cho Aeroflot, đánh dấu bằng sự kiện hãng hàng không lớn nhất nước Nga này giới thiệu đường bay dài đầu tiên trên thế giới bằng máy bay phản lực Tupolev 104: Moscow - Omsk - Irkutsk.

Trong giai đoạn này, Aeroflot còn ghi dấu ấn lịch sử với chiếc TU-114 có thể bay 12 giờ không nghỉ và được xem như là chiếc máy bay lớn nhất thế giới với chiều dài lên đến 54m cho đến khi có sự xuất hiện của Boeing 747.

Năm 1975, Aeroflot bước vào thời đại siêu âm thanh với việc đưa vào khai thác chiếc Tupolev 144 có tốc độ bay bằng lên đến 2.500km/g - nhanh hơn cả chiếc Concorde của phương Tây. Việc sở hữu những dòng máy bay hiện đại đã giúp Aeroflot nhanh chóng trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới.

Aeroflot Airbus A330-300

Vào cuối những năm của thập niên 80, Aeroflot đã sở hữu đội bay 11.000 chiếc và nhân viên lên đến 600.000 người làm việc trên toàn thế giới, hơn 1/8 hành khách hàng không trên thế giới có mặt trên các chuyến bay của Aeroflot.

Hãng hàng không Finnair (Phần Lan)

Finnair Airbus A330-300

>> Photo: 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới <<

Năm thành lập: 1923

Ngay những ngày đầu thành lập, Finnair (Phần Lan) đã gây sự chú ý bởi chiến lược phát triển các đường bay dài, một điều rất khó thực hiện đối với các hãng hàng không trong thập niên 30. Nhưng ước nguyện này của Finnair bị gián đoạn bởi Thế chiến thứ II.

Finnair Airbus A320-200

Mãi đến năm 1969, Finnair mới thực hiện được những chuyến bay từ Helsinki qua Copenhagen và Amsterdam để đến New York với chiếc DC-8 có sức chứa gần 200 hành khách. Cuối năm 1976, Finnair thực hiện sự mở rộng về phương Đông bằng những chuyến bay trực tiếp đến Bangkok.

Vào tháng 4 năm 1983, Finnair chính thức khai trương đường bay không nghỉ từ Helsinki đến Tokyo và trở thành hãng hàng không châu Âu duy nhất khai thác đường bay này tại thời điểm đó.

Finnair Embraer 190-100LR

Vì không được phép bay qua không phận của nước Nga nên Finnair phải thiết kế cho DC-10 những bình nhiên liệu thêm để có thể bay liên tục 13 giờ. Finnair cũng trở thành hãng hàng không châu Âu đầu tiên thực hiện chuyến bay trực tiếp đến Bắc Kinh vào năm 1988.

Hãng hàng không Philippines (Philippines)

Philippine Airlines Airbus A330-300

Năm thành lập: 1941

Do một nhóm thương gia mà dẫn đầu là Andres Soriano thành lập, Hãng hàng không Philippines (PAL) cất cánh lên bầu trời với chiếc Beech Model 18 gồm năm ghế, hai động cơ, thực hiện chuyến bay từ Makati đến Baguio. Tháng 9/1941, chính phủ Philippines đầu tư vào PAL mở đường cho việc hãng trở thành hãng hàng không quốc gia. Năm 1946, PAL trở thành hãng hàng không châu Á đầu tiên thực hiện chuyến bay qua Thái Bình Dương khi chở thuê các lính Mỹ về nước bằng chiếc DC-4.

Philippine Airlines Boeing 777-300ER

Chuyến bay phải mất 41 giờ và phải ngừng tiếp nhiên liệu tại bốn điểm Guam, Wake, Kwajelein và Honolulu. Năm 1949, Tổng thống Elpidio Quirino đã bay đến Mỹ trên chiếc DC-6 của PAL, trở thành vị lãnh đạo chính phủ đầu tiên bay trên chuyến bay của PAL xuyên Thái Bình Dương.

Theo: Doanh Nhân Sài Gòn
Photo: Jetphotos.net

Friday, 11 October 2013

Airbus dự báo nhu cầu phi cơ chở hàng tăng cao

(Viet Aviation) Theo dự báo của Airbus công bố vào ngày 11/10/2013, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng trung bình 4,8%/năm trong vòng 20 năm tới. Nhu cầu thị trường không vận sẽ cần phi cơ chở hàng khoảng 3.000 chiếc.

Turkish Cargo Airbus A330-200F. Photo: AndiGraf

>> Samsung Electronics và thị trường không vận Việt <<

Mức tăng trưởng dự kiến này ​​được đưa ra sau khi Airbus nghiên cứu các xu hướng khả quan trong hoạt động kinh tế gồm thương mại toàn cầu, tiêu dùng cá nhân và sản xuất công nghiệp.

Qatar Cargo Boeing 777-200F. Photo: Karel S.

Theo nghiên cứu của Airbus, nhu cầu giao nhận hàng hóa trên toàn thế giới đến năm 2032 sẽ cần đến 2.700 máy bay mới và máy bay chuyển đổi. Hơn một nửa trong số này là để thay thế các máy bay cũ, phần còn lại là để bổ sung thêm cho đội bay.

KLM Cargo Boeing 747-400F. Photo: caribb

Trong số 2.700 máy bay này, sẽ có 870 chiếc được lắp ráp tại các nhà máy trị giá khoảng 234 tỷ USD, trong khi đó, khoảng 1.860 chiếc sẽ được chuyển đổi từ máy bay chở khách. Đến năm 2032, sẽ có thêm 175 chiếc máy bay đưa vào phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa như hiện nay. Thêm vào đó, khoang chứa hàng của máy bay chở khách cũng được tính tới, với khoảng một nửa máy bay chở khách sẽ chở thêm hàng trên những đường bay quốc tế.

Thai Cargo Boeing 777-200F. Photo: MichaelB in Houston

Phó Chủ tịch Airbus, Trưởng bộ phận máy bay vận tải - Andreas Hermann cho biết: "Trong tương lai, sau một vài năm khó khăn, thương mại toàn cầu đang dần cải thiện cộng với sự đa dạng từ các thị trường mới nổi sẽ thu hút, làm tăng tính linh hoạt trong giao thông vận tải hàng không mà máy bay cỡ trung sẽ là phương tiện chính giúp đạt được mục tiêu này. Đây là lý do vì sao các dự báo của Airbus cho rằng cốt lõi nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong tương lai sẽ là máy bay cỡ trung, trong đó các máy bay với công nghệ hiện đại sẽ đóng vai trò lớn thay thế đội bay và góp phần vào tăng trưởng lâu dài”.

Cathay Pacific Cargo Boeing 747-800F. Photo: hsckcwong

Dựa trên sự phân tích chi tiết về sự phát triển của thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trên toàn thế giới, bao gồm các khu vực vận chuyển hàng, cũng như những cải tiến đội bay hàng năm của các nhà khai thác hàng hóa trên toàn thế giới, và thông qua việc phân tích đội bay của 190 nhà khai thác, vận chuyển hàng hóa, Airbus nhận định về phân khúc máy bay chở hàng cỡ nhỏ đang chiếm khoảng 23% đội bay hiện nay trên toàn cầu.

Singapore Airlines Cargo Boeing 747-400F. Photo: Kok Vermeulen

Mặc dù thị trường phát chuyển nhanh bùng nổ ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp nâng số máy bay chở hàng loại nhỏ tăng từ 380 chiếc năm 2012 lên hơn 600 chiếc vào năm 2032, nhưng tỷ lệ số máy bay này trong đội bay của toàn thế giới sẽ giảm nhẹ xuống còn 21%.

Polar Air Cargo Boeing 747-800F. Photo: hsckcwong

Máy bay chở hàng kích cỡ trung bình, với lợi thế linh động, giúp các hãng hàng không đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đang chiếm khoảng 45% đội bay và gia tăng nhanh nhằm phục vụ dịch vụ phát chuyển nhanh cũng như các hoạt động vận chuyển hàng hóa trên những tuyến đường dài nội khu vực và liên châu lục. Dự trù phân khúc này sẽ cần tới hơn 1.290 máy bay vào năm 2032, tăng từ 744 chiếc vào cuối năm 2012, tiếp tục chiếm lĩnh 45% thị phần của đội bay chở hàng toàn thế giới.

Hong Kong Airlines Cargo Airbus A330-200. Photo: TFG Lau

Máy bay chở hàng loại lớn chiếm khoảng 32% đội bay hiện nay và chủ yếu sử dụng trên những tuyến đường dài giữa 3 thị trường chính: Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Đội bay gồm những máy bay lớn sẽ lên tới 1.000 chiếc vào năm 2032, và thị phần này trong đội bay chở hàng toàn thế giới sẽ tăng nhẹ.

Theo: Vietnam Shipper

Thursday, 10 October 2013

Chiêu đãi viên Indochina Airlines: Ghi dấu một thời

(Viet Aviation) Vào những ngày tháng 10/2013 trong khi tin tức về thị trường hàng không Việt có những dấu hiệu tốt thì cách đây đúng 4 năm, Indochina Airlines phãi ngậm ngùi ngừng bay vào ngày 30/10/2009.

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

>> Boeing 737 Sky Interior và những đường cong quyến rũ <<
>> TOP 10 hãng hàng không xông đất Sài Gòn đầu năm <<

Ngắm nhìn phi đội Boeing 737-800 thế hệ mới của hãng hàng không có slogan "Sứ mệnh của chúng tôi là đưa bạn lên cao" trong những ngày còn hoạt động trong cuộc khủng hoảng toàn cầu 2009.

Indochina Airlines. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam có chuyến bay thương mại từ ngày 25/11/2008. Hãng này dự định mua 10 chiếc Boeing 737-800 thế hệ mới nhất và đã ký ghi nhớ trong chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ.

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Flight Attendants. Photo: GattacaDream

Ban đầu, Indochina Airlines thuê 2 chiếc phi cơ 737-800 từ Travel Service (CH Séc) và thực hiện các chuyến bay nối Saigon và Hà Nội.

Indochina Airlines Boeing 737-800. Photo: GattacaDream

Indochina Airlines Boeing 737-800. Photo: GattacaDream

Tuy nhiên do sự khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm và thị trường hàng không truyền thống do Vietnam Airlines thống trị ở Việt Nam cạnh tranh quyết liệt nên Indochina Airlines đã chính thức ngừng bay.

Indochina Airlines Boeing 737-800. Photo: gemini83hn

Chiếc máy bay cuối cùng của Travel Service đã trở về lại Tiệp Khắc vào một ngày hạ tuần tháng 11/20009.

Lido Bingo