NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI MÁY BAY
Di chuyển bằng phương tiện hàng không là một trong những phương thức nhanh, gọn và tiện ích. Tuy nhiên đây cũng là một trong những phương tiện di chuyển rắc rối với nhiều thủ tục giấy tờ khiến nhiều người e ngại Với những thông tin chia sẻ sau đây hy vọng sẽ góp phần giúp bạn nắm rõ hơn các bước khi đi máy bay.
1.THỦ TỤC ĐI MÁY BAY
1.1. CHUẨN BỊ
Trước khi bay bạn phải có trong tay:
+ Vé máy bay.
+ Giấy chứng minh thư ( nếu di chuyển trong nước), thẻ visa, hộ chiếu ( nếu như đi ra nước ngoài).Đối với các nước không cần có thẻ visa như Thái Lan, Singapore, Indonexia,..nếu bạn du lịch đến các nước này trong 30 ngày bạn không cần làm thẻ visa.Một số nước lại có yêu cầu thẻ visa Transit nếu như chuyến bay của bạn transit qua sân bay của nước đó.
+ Tiền mặt: Luôn chuẩn bị trong người một số tiền mặt để đóng thuế và các loại phí khi đến sân bay.Một số sân bay tại Châu Á như Nội Bài ( Hà Nội) hay sân bay Bangkok ( Thái Lan) yêu cầu nộp phí sân bay khi bạn đi máy bay từ sân bay đó.Một số sân bay khác đã tính thuế, phí vào trong giá vé máy bay.
Thông thường khi thu phí sân bay người ta thường yêu cầu phải là tiền mặt của nước sở tại, do vậy bạn nên chuẩn bị số tiền này từ trước để tránh tình trạng phải đổi tiền ở sân bay nơi mà tỉ giá thường thấp.Bên cạnh đó khi đi du lịch nước ngoài bạn nên đổi sẵn tiền nước đó để tiêu ngay khỏi mất thời gian khi đến nước đó mới bắt đầu đổi tiền để chi tiêu.
+ Kiểm tra hành lý, đồ dùng cá nhân mang theo
Hành lý khi đi máy bay thường chia làm hai loại hành lý xách tay và hành lý ký gửi.Hành lý xách tay thông thường có số lượng nhẹ dưới 10kg, đối với loại hành lý này bạn có thể mang theo bên mình khi lên máy bay.Để bảo bảo an ninh cũng như phù hợp với yêu cầu của các hãng hàng không bạn tuyệt đối không được mang các chất gây nổ cũng như vật dụng dao, kéo..lên máy bay.
Với hành lý ký gửi, khối lượng thường lớn hơn, tuy nhiên nếu vượt quá quy định cho phép của các hãng hàng không buộc bạn phải đóng thêm phí cho dich vụ ký gửi hành lý này.Tùy theo từng hãng hàng không mà có những quy định về khối lượng ký gửu khác nhau, bạn nên tham khảo thông tin về khối lượng hành lý được quy định của các hãng hàng không nội địa.
1.2. MUA VÉ MÁY BAY
Nếu muốn mua vé máy bay bạn có thể đặt mua tại các website của các hãng hàng không trong nước hoặc có thể đến tại đại lý bán vé máy bay. Giá vé ở đại lý cũng được bán ngang bằng với giá vé máy bay tại các website của các hãng hàng không.
Thông thường để mua vé máy bay giá rẻ bạn nên đặt vé trước thời gian bay khoản từ 1 – 2 tháng, hoặc những lúc các hãng hàng không có chương trình khuyến mãi lúc này giá vé rẻ hơn rất nhiều so với ngày thường.
+ Những thông tin liên quan đến vé máy bay
- Hạng vé: thường có nhiều hạng vé trên một chuyến bay như phổ thông, Economy, Bussiness và First class, trong đó hạng Economy là rẻ nhất.
- Tình trạng vé (status): Có nhiều tình trạng trong lúc bạn đặt vé như Confirmed, wait listed, opend date bạn cần xem kỹ tình trạng vé để đăng ký và làm thủ tục.
- Chuyến bay: Cần xem tên chuyến bay và ký hiệu của chuyến bay, tìm thông tin chính xác trên các bẳng điện tử để tránh tình trạng lên nhầm máy bay.
- Ngày, giờ bay: Xem chính xác ngày giờ máy bay cất cánh và hạ cánh.
- Bay thẳng hay quá cảnh: Mua vé của các hãng hàng không bạn cần biết chuyến bay đó bay thẳng đến địa điểm bạn cần hay quá cảnh tại một sân bay của quốc gia khác.
- Trọng lượng hành lý đi kèm: Thông thường bay đường dài hành lý ký gửi là 30kg, nếu đi chung nhóm có thể gộp chung để giảm tải số lượng. Nếu vượt quá quy định bắt buộc bạn phải nộp thêm phí.
- Xem thời hạn vé: Được tính từ lúc mua hoặc từ lúc bay, có thể là 1 tháng, 2 hay 3 tháng tùy giá vé mà bạn đặt mua.
- Refundable: Có thể hoàn trả lại vé hay không khi bạn không thể tiếp tục chuyến bay, tùy theo qui định của cá hãng hàng không mà bạn được trả lại một phần tiền hoặc không.
1.3 SÂN BAY
Sân bay chia làm hai khu vực tách biệt là khu đến và khu đi
- Khu đến: Nơi mà dành cho hành khách từ địa điểm khác đặt chân đến sân bay
- Khu đi : Nơi dành cho khách từ sân bay đi đến các địa điểm khác
Trong mỗi khu vực này lại chia thành khu nhỏ hơn là khu nội địa ( dành cho hành khác di chuyển trong nước) và khu quốc tế ( dành cho hành khách di chuyển đi nước ngoài)
Một số sân bay lớn còn chia làm bến (terminal), nếu bạn muốn đón người thân hay đi đi hãng nào bạn sẽ đến đúng vị trị bến đó.
Ở tất cả các sân bay đều có thông tin đầy đủ với hai thứ tiếng, tiếng địa phương và tiếng anh. Do vậy thuận tiện cho hành khách khi tìm thông báo chuyến bay mình sẽ đi.
Trong sân bay đều có đầy đủ các dịch vụ, nhà vệ sinh,..và điều nên nhớ bạn phải đến trước từ 2 -3 tiếng để làm thủ tục lên máy bay
1.4 CHECK IN
Ở khu vực departure bạn tìm đến các quầy làm thủ tục cho chuyến bay của mình, thông thường các quầy check in sẽ mở cửa trước 2 hoặc 3h trước khi máy bay cất cánh để làm thủ tục cho hành khách. Tùy theo hạnh vé của mình mà bạn xếp hàng vào quầy tương ứng.
Trước khi vào quày làm thủ tục bạn thường trải qua quá trình kiểm soát đồ mang theo, bạn phải đưa hành lý gửi lên để scan, đồ xách tay sẽ kiểm tra ở các bước sau.
Khi làm thủ tục tại quầy bạn cần đưa giấy chứng minh thư, vé máy bay cho nhân viên, nếu có hành lý xách tay bạn cũng để lên bàn cân để nhân viên kiểm tra khối lượng, và scanl đồ xem có hợp ly hay không để được mang lên máy bay.
Sau khi làm thủ tục xong xuôi, bạn sẽ nhận lại vé máy bay (đã bị xé đi trang tương ứng với chuyến bay đang làm thủ tục), giấy tờ đưa lúc trước, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Có bao nhiêu kiện hành lý gửi thì có bấy nhiêu cuống vé, bạn phải giữ cuống vé cho đến khi ra khỏi sân bay.
Xong tất cả các thủ tục kiểm tra lúc này bạn đi thẳng vào trong khu vực phòng đợi bên trong để được đi lên máy bay.
1.5 LÀM THỦ TỤC XUẤT CẢNH
Đối với trường hợp đi nước ngoài sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tại đây, bạn chỉ cần đưa ra hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.
1.6 KIỂM TRA AN NINH
Hành lý xách tay của bạn sẽ được scanl xem có chứa vật dụng gây nguy hiểm hay bất hợp pháp không. Thường tất cả các hãng hàng không đều không cho mang chất lỏng lên máy bay.
1.7 VÀO PHÒNG ĐỢI
Nếu đã trải qua hết 2 bước trên là bạn đã có thể vào khu vực phòng đợi quốc tế, tại đây có các quầy ăn uống, đồ lưu niệm, các khu giải trí cho hành khách trong lúc đợi lên máy bay.
1.8 LÊN MÁY BAY
Đến giờ lên máy bay nhân viên hàng không sẽ đứng đns hành khách từ phòng đơi, khi lên máy bay tiếp viên hang không sẽ sắp xếp hướng dẫn chỗ ngồi cho hành khách. Nếu bạn không tự tìm ra số ghế của mình hãy nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ của các tiếp viên, họ sẽ giúp bạn tìm đúng số ghế.
Với một số tuyến bay đường dài thường sẽ được phục vụ ăn uống đầy đủ, đúng bữa tiếp viên hanhg không sẽ mang thức ăn đựng trong các khay thực phẩm khoa học và sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho hành khách, sau khi ăn bạn cũng sẽ được phục vụ nước uống cũng như những loại cà phê, nước ngọt nếu có yêu cầu.
1.9 XUỐNG MÁY BAY
Khi xuống máy bay sẽ được sắp xếp theo hàng, nhưng hạng vé cao sẽ được xuống trước, tiếp sau đó là các hạng vé còn lại.
Bạn đi transit, điểm dừng này hoàn toàn độc lập với điểm đến tiếp theo (không chung visa nhập cảnh), ví dụ đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Amsterdam transit tại Singapore: SGN – SIN - AMS, khi đó nếu bạn đã có Boarding Pass của chặng tiếp theo (Sing - Ams) bạn có thể đến thẳng phòng đợi hoặc xem trên bảng điện tử, nếu chưa có Boarding Pass bạn có thể tìm đến Transfer desk để làm thủ tục check-in cho chặng tiếp theo.
Bạn đi transit, đểm dừng trùng với điểm đến nhưng transit tại một thành phố khác ví dụ bạn đi Thành phố Hồ Chí Minh – Newyork, nhưng transit ở Los Angeles buộc bạn phải làm thủ tục nhập cảnh ở Los Angeles trước khi đến Newyork.
1.10 LẤY ĐỒ
Hành lý ký gửi của bạn được đưa lên các dây chuyền, lúc này bạn cần xem bảng điện tử/bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng hoặc thông tin ghi trên theo số, chỉ dẫn để lấy đúng hành lý của mình.
1.11. RA CỬA
Ở các sân bay lớn của các nước trên thế giới sẽ có hai loại cửa, một là đi ra ở cửa có đóng thuế nếu như hành lý của bạn mang theo đồ dùng phải đóng thuế, cửa thứ hai là cửa không đóng thuế nếu hành lý của bạn không có gì đóng thuế.
Sân bay nội địa thường không chia ra làm hai cửa mà hành lý của bạn sẽ được scan cẩn thận, nếu có đồ đóng thuế, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn đóng, nếu không bạn có thể mang đồ ra ngoài và đi thẳng.
Bạn nên tìm hiểu trước các loại hàng hóa đóng thuế và không đóng thuế thông qua mạng internet để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Với những thông tin chia sẻ trên hy vọng mang đến những điều cần thiết cho mọi người khi chọn di chuyển bằng máy bay.
By Ha Vu Mai
No comments:
Post a Comment