Sunday, 31 August 2014

NHỮNG HÌNH THỨC MÊ TÍN THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - P2



B)
Từ sinh hoạt cộng đồng.
Một trong những hình thức mê tín phổ
thông nhất gắn liền với nạn số đề. 100% dân chơi số đề đều nặng óc mê tín. Người
ta có hàng trăm cách bình luận, diễn giải đối với một hình ảnh hiện ra trước mắt
hay trong giấc mơ. Mỗi người một kiểu. Do có 
quá nhiều cách luận giải nên
một tờ “phơi” đề có thể biến thành cả một lá sớ dài dằng dặc, dẫn con đề đến cảnh
tán gia bại sản một cách nhanh chóng nhất. Dân chơi đề còn nhiều hình thức khác
để cầu một hay hai con số như cầu cơ trong nghĩa địa, cầu hồn người đã chết
thông qua các ông đồng bà cốt. Những cái am hay những địa điểm xảy ra tai nạn
đưa đến cái chết cho nhiều người cũng là nơi để dân chơi đề tìm đến xin số.





den led







Ngành nghề nào cũng có Tổ.
Nghề buôn son bán phấn cũng vậy. Theo dân gian, thánh tổ của những “nàng Kiều”
là thần Bạch Mi hay thần Mày trắng. Trong một căn nhà nhỏ nằm trên đường Lý
Chính Thắng quận X có một ngôi điện. Chủ nhân được gọi là “Cậu” mặc dù thực chất
đó là một bà lớn tuổi. “Cậu” được tôn xưng là “Cậu trạng cóc”. Không ai hiểu lý
do, xuất xứ của cụm từ này, nhưng thân chủ của cậu - gồm toàn người trong giới
kinh doanh thân xác - đều được gọi bằng “cóc”: Cóc ông, cóc bà, cóc cô, cóc cậu.
Trang trí trong điện có thể làm những người yếu bóng vía không dám bước vào.
Trên bàn thờ là bức ảnh bán thân của một ông lão, ăn mặc theo phong cách đạo
sĩ, đầu tóc và cặp chân mày bạc phơ, nhưng bộ râu ba chòm lại đen nhánh. Không
ai nghe Cậu trạng giải thích chi tiết trái khoáy này nhưng tiểu sử của Tể thì Cậu
thuộc vanh vách. Theo Cậu Trạng Cóc thì ngày xưa (?), Tam Phong Chân Nhân, ngoại
hiệu là Bộc Dương Tử vừa nghiên cứu thuật trường sinh lại vừa nghiên cứu cả thuật
phòng the, cùng với Hà Nhất Dương Tiên Cô. Về sau, Chân nhân truyền lại
cho đệ tử là Lộ Phùng Uyên. Ông này bèn tham cứu thêm thuật “ngự nữ”, và dâng
bí thuật này cho Vạn Quý Phi (?). Nhờ đó, nàng được Vua sủng ái. Để đền ơn cho
Lộ Phùng Uyên. Quý Phi đã ban cho ông này một tòa... thanh lâu (!). Như vậy, vị
đạo sĩ này chính là tú ông đầu tiên trong lịch sử kỹ viện và đương nhiên trở
thành 
thánh tổ của những “nàng Kiều”
và những vị tú ông, tú bà. Câu chuyện hư hư thực thực này pha trộn các chi tiết
cổ xưa được các má- mì cũng như các em kiều nữ tin như sấm. Cậu trạng cóc
chuyên cho phép để làm ăn đắt khách, cùng với những lá bùa có tác dụng phòng
tránh “chèo”. Nhưng không hiểu những động mại dâm có tránh được không chứ riêng
Cậu Trạng thì chánh quyền địa phương đã năm lần bảy lượt đưa ra kiểm điểm trước
bà con khu phố.





Giới “đi mây về gió” cũng có
nơi đặt tranh tượng và bài vị thờ vị Tổ của mình. Điều này chỉ một số người
trong giới biết đến. Cũng theo dân gian thì Cô Ba, mỹ danh Phù Dung Tiên Tử là
thánh tổ của “ngành” mây gió này. Trên lầu ba của một căn nhà ba tầng ở quận
Phú Nhuận, có một ngôi điện. Chủ nhân là một đôi vợ chồng cũng nghiện oắt- xà-
lai. Người lạ bước vào không thể biết ở đây thờ vị nào là chính, bởi cách bày
biện, thờ cúng cũng chẳng khác gì các ngôi đền, điện khác. Bức tranh của Phù
Dung Tiên Tử cũng như các bức tranh tượng khác. Điểm khác biệt là ở đây có một
cái “kho”, tên gọi một chiếc lọ thủy tinh đặt phía sau các bức tượng. Khách
trong “nghề” đến viếng hay cúng cô, xin lộc hay xin bùa phép làm ăn đều phải bỏ
vào trong “kho” một... cục thuốc phiện, lớn nhỏ tùy tâm. Lâu ngày, thuốc trong
“kho” biến thành một thứ cốc - tai tuyệt cú mèo và người thụ hưởng tất nhiên là
vợ chồng chủ điện. Lâu ngày, “tiếng... dữ đồn xa”, chánh quyền địa phương phải
can thiệp. Vợ chồng chủ điện phải cam kết chỉ sinh hoạt tín ngưỡng thuần túy.





Mấy năm gần đây, trong khi tệ
chữa bệnh bằng tàn nhang nước thải có mòi giảm bớt thì tệ tự xưng là “giáo chủ”,
“thánh mẫu” phát sinh ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ., với các thứ “Đạo”. Trong
số này, có Đạo... nhịn. Người gia nhập dù quan hệ với nhau ra sao cũng phải
xưng hô huynh- muội. Tôn chỉ của “đạo”này, như tên gọi, là... nhịn đói. Một phụ
nữ đã lập kỷ lục tuyệt thực luôn một lèo 26 ngày, và “đắc đạo” luôn, không sống
lại được nữa. Khi chánh quyền địa phương can thiệp vào, thứ “đạo” quái gở này mới
giải tán.





Tuy nhiên, điều đáng báo động
hơn hết là phong trào tu tập tâm linh ở TPHCM hiện nay. Những năm trước, dư luận
từng biết đến một bà tự xưng Thanh Hải Vô Thượng Sư, với “bí pháp” tu tập Quán
Âm (?). Bà này ở nước ngoài, nhưng tìm cách đưa tài liệu vào trong nước. Ban đầu,
một số người cả tin, nhẹ dạ cũng nghe theo. Cho đến khi “giáo chủ Vô thượng Sư”
này... lấy chồng ở lứa tuổi “tri thiên mệnh” thì chúng đệ tử mới vỡ mộng. Các
đàn tràng lần lượt giải tán.





Hiện nay, phong trào tu “xuất
hồn” đang được nhiều nhóm người thực hành. Người được xem là “giáo chủ” hiện 
đang định cư ở Mỹ, nhưng sự
liên hệ giữa hai cộng đồng trong và ngoài nước vẫn được duy trì. Cả vị “giáo chủ”
lẫn những tài liệu gởi về nước luôn luôn khẳng định đây không phải là một tín
ngưỡng, một tôn giáo, một triết thuyết... Về phương pháp tu tập xuất hồn xuất
vía, người viết không dám có ý kiến. Nhưng chính những tư liệu của phong trào
này cũng xác nhận, số người đạt khả năng xuất được hồn hay vía, trong hàng
nghìn người tu tập, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.





Ngoài ra, tình trạng tu theo
Thiền Tông hay Mật Tông cũng đang trên đà lạm phát. Đặc biệt là Mật Tông. Điều
nguy hiểm là, việc tu tập tâm linh là công phu của cả một đời người, với sự giữ
gìn giới luật nghiêm mật, có khi phải ẩn cư nhập thất hàng một hai chục năm
Trong khi đó, phần đông người theo đuổi phương pháp tu tập này lại hướng đến
pháp thuật, với hy vọng đạt được một số khả năng đặc dị nào đó. Người viết đã tận
mắt trông thấy hai ba trường hợp “tẩu hỏa nhập ma” do tu theo Mật Tông mà không
có bậc chân sư chỉ dẫn, theo dõi. Hai trong số ba trường hợp nói trên hiện
đang “tu” trong dưỡng trí viện. Người thứ ba may mắn hơn, chỉ “tưng tửng”, và
chưa đến nỗi phá nhà phá cửa.







Như đã nói, mê tín là một
thuộc tính của con người. Nó gắn liền với phong tục tập quán, đời sống cộng đồng.
Trong một số trường hợp, mê tín chỉ gây thiệt thòi cho người trong cuộc,
nhưng trong một số trường hợp khác, mê tín gây tác hại cho cả cộng đồng xã hội.
Khi đó, mê tín biến thành một thứ tệ nạn. Và đã là tệ nạn thì chỉ có sự nhận thức
đúng đắn của từng thành viên trong xã hội mới có thể giảm thiểu sự lũng đoạn
trong nếp sông văn minh và các điều kiện sinh hoạt trong đời sống văn hóa cho cả
cộng đồng .(Hết)


Saturday, 30 August 2014

NHỮNG HÌNH THỨC MÊ TÍN THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - P1


Mê tín là một thuộc tính của
con người, đã có từ khi con người sống thành quần thể. sự sợ hãi trước những hiện
tượng thiên nhiên không giải thích được đã khiến cho óc mê tín phát sinh. Từ đó, các hình thức tín ngưỡng ra đời.





den led







Để phân định thế nào là mê
tín thật không đơn giản. Tuy nhiên, mục đích của bài viết này chỉ là dề cập đến nạn mê tín theo ý nghĩa
phổ cập, đại chúng nhất.





Nạn mê tín hiện nay vốn kế
thừa từ các giai đoạn trước, cụ thể là thời điểm 1975 - 1986 và nạn mê tín
trong giai đoạn này vốn cũng biến tướng từ trước ngày giải phóng. Do đó, điểm lại
tình trạng mê tín trước 1975 cũng có thể giúp cho người đọc có một ý niệm tổng
quát về sự hình thành và phát triển của một thứ “siêu thị tâm linh” hiện đang tồn
tại trong nền kinh tế thị trường. 







den led






Có một thực tế là ranh giới giữa mê tín dị
đoan không phải lúc nào cũng rạch ròi, minh bạch. Một số khoa học cổ xưa còn
lưu truyền cho đến nay như tử vi, tướng số, phong thủy, địa lý... nếu cho là mê
tín, ắt sẽ gặp phải những phản bác, minh chứng quyết liệt. Một số hiện tượng
siêu hình, linh hồn chẳng hạn, vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Những người tin
vào sự tồn tại của linh hồn chắc chắn sẽ không chấp nhận mình là mê tín, mà lập
luận rằng chẳng qua khoa học chưa có phương thức đúng đắn để tiếp cận, chứng
minh. Nhưng người duy vật thì thẳng thừng bác bỏ, cho rằng linh hồn chẳng qua
chỉ là tên gọi của một thứ “bức xạ tàn dư” mà mỗi người đều có. Đặc điểm của bức
xạ này là mạnh lên gấp ngàn lần sau khi con người chết đi. Đồng thời nó có thể
dung chứa một số lượng lớn thông tin trên nhiều lãnh vực về người đó. Như vậy,
nếu người duy tâm xác quyết rằng trong việc tìm mồ mả, chính linh hồn người chết
đã mách bảo cho một người có khả năng thấu thị về một số chi tiết liên hệ đến bản
thân, thì giới duy vật lại cho rằng, chẳng qua, vô thức của một số ít người có
khả năng “đọc” được những thông tin dung chứa trong “tàn dư bức xạ”, và “thông
báo” cho tiềm thức được biết. Chẳng ai chịu ai. Có điều, cả hai khuynh hướng,
cho đến nay vẫn chỉ là suy diễn trên cơ sở một số lập luận, và chưa có một
khuynh hướng nào được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm.





THỊ TRƯỜNG TÂM LINH THỜI
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.





Từ khi đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư
nhân đã làm phục hồi và nảy sinh một số tín niệm gắn liền với quan điểm của mỗi
người. Nó trở thành bình thường đến độ không còn ai xem là mê tín mà là những
hành động cần thiết. Có thể chia ra các hình thức phát sinh từ nhiều nguồn như
:





A) Từ phong tục, tập quán :
như mở hàng, đốt vía- còn gọi là đốt phong lông, xem ngày lành tháng tốt với những
việc nên hay không nên làm trong ngày. Lịch sách với ngày giờ âm lịch, với các
"trực” như Trừ, Định, Mãn, Khai v.v... được giới kinh doanh tuân thủ
nghiêm túc. Ngày giờ xuất hành cũng vậy, Trước khi bước chân ra khỏi cửa, người
ta nghiên cứu kỹ bổn mạng, xem thuộc “hành” gì, hạp hay khắc với giờ nào. Đầu
năm 2005, đã xuất hiện thêm dịch vụ xem ngày tốt xấu trên mạng với phí tổn
chỉ có 2 nghìn đồng. Mỗi ngày, có đến hàng ngàn khách gọi đến cho thấy dịch vụ
xem ngày tốt xấu đã trở thành một nhu cầu thực tế ngày càng đắt khách.







den led







Tục đốt giấy tiền vàng bạc
cũng là một tập quán đã có tự lâu đời, biến thái theo sự phát triển của xã hội.
Hàng hóa đốt lên gởi xuống cho “cõi dưới”, gồm cả đô- la âm phủ, nhà cao tầng,
xe máy, ô-tô, kẻ hầu người hạ... Nếu sinh hoạt ở cõi dưới cũng chẳng khác gì
trên dương thế này, nghĩa là cũng có ăn chơi, hưởng thụ, thì đúng là... chết sướng
hơn. Ai cũng hiểu như vậy, nhưng đã là tập quán thì cứ thế mà theo, chẳng có gì
thắc mắc.





Một trong những hình thức
tín ngưỡng biến tướng một cách bát nháo nhất là hoạt động lên đồng. 







phun suong






Những ông Hoàng, bà Chúa,
các Cô, các Cậu được nhân
 cách hóa đến mức dung tục, có lẽ để cho gần gủi với
con người hơn. Ông Hoàng Mười chỉ thích sâm- banh, đến “giá” của ông thì nhất định
phải có thứ rượu đó. Ông Hoàng Bảy thì không chỉ nghiện hút mà còn thích cả
“choác” nữa. Cô Ba, mỹ danh Phù Dung tiên tử thì đích thị là thánh tể của dân
nghiện ma tuý. Còn cô Bơ, có người đoan quyết rằng chính là hiện thân của...
Thoại Ba công chúa. Cô “lậm” nặng vào một mối tình dang dở nên lần nào “lên”
cũng khóc sướt mướt v.v... Hình thức tín ngưỡng dân gian này đã được cải sửa
cho phù hợp với thời đương đại. (còn tiếp...)