Sunday, 31 August 2014

NHỮNG HÌNH THỨC MÊ TÍN THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - P2



B)
Từ sinh hoạt cộng đồng.
Một trong những hình thức mê tín phổ
thông nhất gắn liền với nạn số đề. 100% dân chơi số đề đều nặng óc mê tín. Người
ta có hàng trăm cách bình luận, diễn giải đối với một hình ảnh hiện ra trước mắt
hay trong giấc mơ. Mỗi người một kiểu. Do có 
quá nhiều cách luận giải nên
một tờ “phơi” đề có thể biến thành cả một lá sớ dài dằng dặc, dẫn con đề đến cảnh
tán gia bại sản một cách nhanh chóng nhất. Dân chơi đề còn nhiều hình thức khác
để cầu một hay hai con số như cầu cơ trong nghĩa địa, cầu hồn người đã chết
thông qua các ông đồng bà cốt. Những cái am hay những địa điểm xảy ra tai nạn
đưa đến cái chết cho nhiều người cũng là nơi để dân chơi đề tìm đến xin số.





den led







Ngành nghề nào cũng có Tổ.
Nghề buôn son bán phấn cũng vậy. Theo dân gian, thánh tổ của những “nàng Kiều”
là thần Bạch Mi hay thần Mày trắng. Trong một căn nhà nhỏ nằm trên đường Lý
Chính Thắng quận X có một ngôi điện. Chủ nhân được gọi là “Cậu” mặc dù thực chất
đó là một bà lớn tuổi. “Cậu” được tôn xưng là “Cậu trạng cóc”. Không ai hiểu lý
do, xuất xứ của cụm từ này, nhưng thân chủ của cậu - gồm toàn người trong giới
kinh doanh thân xác - đều được gọi bằng “cóc”: Cóc ông, cóc bà, cóc cô, cóc cậu.
Trang trí trong điện có thể làm những người yếu bóng vía không dám bước vào.
Trên bàn thờ là bức ảnh bán thân của một ông lão, ăn mặc theo phong cách đạo
sĩ, đầu tóc và cặp chân mày bạc phơ, nhưng bộ râu ba chòm lại đen nhánh. Không
ai nghe Cậu trạng giải thích chi tiết trái khoáy này nhưng tiểu sử của Tể thì Cậu
thuộc vanh vách. Theo Cậu Trạng Cóc thì ngày xưa (?), Tam Phong Chân Nhân, ngoại
hiệu là Bộc Dương Tử vừa nghiên cứu thuật trường sinh lại vừa nghiên cứu cả thuật
phòng the, cùng với Hà Nhất Dương Tiên Cô. Về sau, Chân nhân truyền lại
cho đệ tử là Lộ Phùng Uyên. Ông này bèn tham cứu thêm thuật “ngự nữ”, và dâng
bí thuật này cho Vạn Quý Phi (?). Nhờ đó, nàng được Vua sủng ái. Để đền ơn cho
Lộ Phùng Uyên. Quý Phi đã ban cho ông này một tòa... thanh lâu (!). Như vậy, vị
đạo sĩ này chính là tú ông đầu tiên trong lịch sử kỹ viện và đương nhiên trở
thành 
thánh tổ của những “nàng Kiều”
và những vị tú ông, tú bà. Câu chuyện hư hư thực thực này pha trộn các chi tiết
cổ xưa được các má- mì cũng như các em kiều nữ tin như sấm. Cậu trạng cóc
chuyên cho phép để làm ăn đắt khách, cùng với những lá bùa có tác dụng phòng
tránh “chèo”. Nhưng không hiểu những động mại dâm có tránh được không chứ riêng
Cậu Trạng thì chánh quyền địa phương đã năm lần bảy lượt đưa ra kiểm điểm trước
bà con khu phố.





Giới “đi mây về gió” cũng có
nơi đặt tranh tượng và bài vị thờ vị Tổ của mình. Điều này chỉ một số người
trong giới biết đến. Cũng theo dân gian thì Cô Ba, mỹ danh Phù Dung Tiên Tử là
thánh tổ của “ngành” mây gió này. Trên lầu ba của một căn nhà ba tầng ở quận
Phú Nhuận, có một ngôi điện. Chủ nhân là một đôi vợ chồng cũng nghiện oắt- xà-
lai. Người lạ bước vào không thể biết ở đây thờ vị nào là chính, bởi cách bày
biện, thờ cúng cũng chẳng khác gì các ngôi đền, điện khác. Bức tranh của Phù
Dung Tiên Tử cũng như các bức tranh tượng khác. Điểm khác biệt là ở đây có một
cái “kho”, tên gọi một chiếc lọ thủy tinh đặt phía sau các bức tượng. Khách
trong “nghề” đến viếng hay cúng cô, xin lộc hay xin bùa phép làm ăn đều phải bỏ
vào trong “kho” một... cục thuốc phiện, lớn nhỏ tùy tâm. Lâu ngày, thuốc trong
“kho” biến thành một thứ cốc - tai tuyệt cú mèo và người thụ hưởng tất nhiên là
vợ chồng chủ điện. Lâu ngày, “tiếng... dữ đồn xa”, chánh quyền địa phương phải
can thiệp. Vợ chồng chủ điện phải cam kết chỉ sinh hoạt tín ngưỡng thuần túy.





Mấy năm gần đây, trong khi tệ
chữa bệnh bằng tàn nhang nước thải có mòi giảm bớt thì tệ tự xưng là “giáo chủ”,
“thánh mẫu” phát sinh ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ., với các thứ “Đạo”. Trong
số này, có Đạo... nhịn. Người gia nhập dù quan hệ với nhau ra sao cũng phải
xưng hô huynh- muội. Tôn chỉ của “đạo”này, như tên gọi, là... nhịn đói. Một phụ
nữ đã lập kỷ lục tuyệt thực luôn một lèo 26 ngày, và “đắc đạo” luôn, không sống
lại được nữa. Khi chánh quyền địa phương can thiệp vào, thứ “đạo” quái gở này mới
giải tán.





Tuy nhiên, điều đáng báo động
hơn hết là phong trào tu tập tâm linh ở TPHCM hiện nay. Những năm trước, dư luận
từng biết đến một bà tự xưng Thanh Hải Vô Thượng Sư, với “bí pháp” tu tập Quán
Âm (?). Bà này ở nước ngoài, nhưng tìm cách đưa tài liệu vào trong nước. Ban đầu,
một số người cả tin, nhẹ dạ cũng nghe theo. Cho đến khi “giáo chủ Vô thượng Sư”
này... lấy chồng ở lứa tuổi “tri thiên mệnh” thì chúng đệ tử mới vỡ mộng. Các
đàn tràng lần lượt giải tán.





Hiện nay, phong trào tu “xuất
hồn” đang được nhiều nhóm người thực hành. Người được xem là “giáo chủ” hiện 
đang định cư ở Mỹ, nhưng sự
liên hệ giữa hai cộng đồng trong và ngoài nước vẫn được duy trì. Cả vị “giáo chủ”
lẫn những tài liệu gởi về nước luôn luôn khẳng định đây không phải là một tín
ngưỡng, một tôn giáo, một triết thuyết... Về phương pháp tu tập xuất hồn xuất
vía, người viết không dám có ý kiến. Nhưng chính những tư liệu của phong trào
này cũng xác nhận, số người đạt khả năng xuất được hồn hay vía, trong hàng
nghìn người tu tập, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.





Ngoài ra, tình trạng tu theo
Thiền Tông hay Mật Tông cũng đang trên đà lạm phát. Đặc biệt là Mật Tông. Điều
nguy hiểm là, việc tu tập tâm linh là công phu của cả một đời người, với sự giữ
gìn giới luật nghiêm mật, có khi phải ẩn cư nhập thất hàng một hai chục năm
Trong khi đó, phần đông người theo đuổi phương pháp tu tập này lại hướng đến
pháp thuật, với hy vọng đạt được một số khả năng đặc dị nào đó. Người viết đã tận
mắt trông thấy hai ba trường hợp “tẩu hỏa nhập ma” do tu theo Mật Tông mà không
có bậc chân sư chỉ dẫn, theo dõi. Hai trong số ba trường hợp nói trên hiện
đang “tu” trong dưỡng trí viện. Người thứ ba may mắn hơn, chỉ “tưng tửng”, và
chưa đến nỗi phá nhà phá cửa.







Như đã nói, mê tín là một
thuộc tính của con người. Nó gắn liền với phong tục tập quán, đời sống cộng đồng.
Trong một số trường hợp, mê tín chỉ gây thiệt thòi cho người trong cuộc,
nhưng trong một số trường hợp khác, mê tín gây tác hại cho cả cộng đồng xã hội.
Khi đó, mê tín biến thành một thứ tệ nạn. Và đã là tệ nạn thì chỉ có sự nhận thức
đúng đắn của từng thành viên trong xã hội mới có thể giảm thiểu sự lũng đoạn
trong nếp sông văn minh và các điều kiện sinh hoạt trong đời sống văn hóa cho cả
cộng đồng .(Hết)


No comments:

Post a Comment