Sunday, 8 July 2012

Bộ ảnh Chiêu đãi viên hàng không Pan Am thập niên 60

(Viet Aviation) Nghề tiếp viên ra đời muộn hơn nghề phi công, nhưng cũng đã được 75 năm. Những chuyến bay dân dụng đầu tiên, trong thực tế là những máy bay chở thư với một vài chỗ ngồi làm thêm ra để chở người. Trong những chuyến bay như thế, với tư cách là hành khách bạn phải tự chăm lo cho bản thân. Phi hành đoàn chỉ gồm có phi công nhưng họ quá bận rộn với công việc điều khiển máy bay, để có thời gian quan tâm đến những vị khách ít ỏi ấy.

Đồng phục chiêu đãi viên Pan American

Thời gian sau, một số hãng khai thác vận tải hàng không đi tiên phong trong công việc tuyển thêm nhân viên phục vụ trong chuyến bay. Đó thường là những cậu thiếu niên hoặc những người đàn ông trưởng thành nhưng nhỏ con (cho bớt nặng!), nhiệm vụ chính của họ là chất hàng lên máy bay, trấn an những vị khách sợ độ cao hoặc sợ máy bay và làm những việc linh tinh khác.

Năm 1930, một cô y tá trẻ tên là Ellen Church bay cùng với phi công Steve Stimpson trên một chiếc máy bay Boeing từ đấy trong từ điển người ta bổ sung thêm một mục từ mới - stewardess - chỉ nghề phục vụ trên không và chỉ dành cho phụ nữ.

Church cho rằng việc có thêm những cô y tá sẽ là một sự trợ giúp lý tưởng trong các chuyến bay, bởi vì họ có thể chăm sóc những hành khách bị mệt hoặc bị say. Boeing - lúc bấy giờ vừa là một hãng hàng không vừa là nhà chế tạo máy bay - đã thuê 8 cô y tá thử nghiệm công việc ấy trong ba tháng. Nhân viên phụ vụ kiểu này đã nhanh chóng trở thành một bộ phận không thể thiếu của ngành hàng không. Ít lâu sau, tiêu chuẩn tuyển chọn tiếp viên hàng không đã không còn dừng lại ở yêu cầu có bằng cấp và kinh nghiệm của một y tá nữa mà những mặt như kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách là những yêu cầu quan trọng hơn.

Trong suốt 3/4 thế kỷ qua, thế giới của các tiếp viên hàng không xinh đẹp đã thay đổi một cách có ý nghĩa cùng với biết bao biến đổi trên thế giới, trong đó công nghiệp vận chuyển hàng không có những bước tiến dài và ngày càng đại chúng hơn.

Pan American hoạt động từ 1930 đến 1991

Các hãng hàng không đưa ra những quy định hết sức ngặt nghèo cho tiếp viên hàng không. Họ không được phép lấy chồng trong thời gian phục vụ (xuất phát từ thực tế các ông chồng thường kêu ca rằng những chuyến bay dài khiến các bà xã của họ chẳng mấy khi có mặt ở nhà).

Máy bay Pan Am tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh

Trong khi tiếp viên hàng không là một trong ít nghề "lý tưởng", lấp lánh ánh hào quang trong ước mơ của những cô gái trẻ, thì trên thực tế chỉ nhận được một đồng lương khiêm tốn, có rất ít quyền lợi còn vai trò thì thấp kém hơn nhiều so với phi công.

Trong suốt thời gian hoạt động, Pan Am sở hữu 986 máy bay các loại

Trong những thập niên 60, 70 và 80, Liên Đoàn Nữ Chiêu Đãi Viên Hàng Không cũng như các nhân vật tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giành quyền bình đẳng đã làm nên nhiều thay đổi trong ngành hàng không, trong đó có vấn đề những quy định đối với các tiếp viên.

Tiếp viên hàng không Pan Am

Bắt đầu từ những năm 1970, chính sách của những hãng hàng không lớn đã thay đổi, họ nhận cả nam giới vào nghề và không còn đưa ra đòi hỏi nghiêm ngặt về cân nặng và chiều cao nữa. Tiếp viên ngày này cũng chia sẻ nhiều quyền lợi với phi công và họ đã khẳng định được ví trí quan trọng của mình. Đó là đảm bảo an toàn cho hành khách. Sau cùng đối với công chúng thì tiếp viên hàng không chính là bộ mặt của ngành.

Trong bối cảnh ngành hàng không tiếp tục phát triển, lớn mạnh để đáp ứng yêu cầu của đối tượng khách hàng trẻ, ngày càng có nhiều thanh niên gia nhập vào đội ngũ phục vụ trên không. Đối với những ai có khả năng đi bộ và đứng trong nhiều giờ, những người mong muốn có được một cuộc sống không dự đoán trước thì chẳng có gì so sánh được với cái kinh nghiệm kiếm sống bằng những chuyến bay đi khắp mọi miền trái đất.

Tiếp viên hàng không làm việc trên các chuyến bay trong nước và quốc tế, họ có trách nhiệm phục vụ và đảm bảo an toàn cho khách, bắt đầu từ lúc người khách đầu tiên bước lên máy bay và tiếp tục cho đến khi người khách cuối cùng rời khỏi máy bay.

Tiếp viên Pan Am làm nhiệm vụ trên phi cơ

Trước khi lên máy bay, toàn thể phi hành đoàn gặp nhau, ôn lại lịch bay và bất cứ vấn đề gì có liên quan đến các biện pháp an toàn. Trong đó tiếp viên trưởng giao nhiệm vụ cho từng tiếp viên ở những nội dung cụ thể.

Trong quá trình bay, tiếp viên phải đảm bảo tất cả hành khách đều hiểu rõ những quy định an toàn và có thể xử lý được trong các tình huống khẩn cấp. Nếu có chuyện bất thường xảy ra trong máy bay, họ là người giúp khách giữ bình tĩnh và thoát ra khỏi máy bay trong thời gian ngắn nhất. Tiếp viên cũng được trang bị để đối phó với nạn cướp máy bay hoặc xử lý với những vị khách quá khích và thực hiện các động tác cấp cứu y tế. Trong tình huống xấu nhất khi mọi người đều hoảng loạn, kể cả khi các thành viên tổ lái mất khả năng làm việc, tiếp viên phải là người vẫn giữ được bình tĩnh và thực hiện chính xác những biện pháp cấp cứu và đối phó.

Thư giãn sau giờ bay

Để làm trong trách nhiệm của mình, tiếp viên cần có những khả năng và đặc điểm tính cách nhất định. Các hãng hàng không tìm kiếm những người tính tình thân thiện, linh hoạt có khả năng ghi nhớ nhiều thông tin và giữ một cái đầu “ lạnh “ trong những tình huống “ nóng “. Để được nhận vào làm trong vị trí này, ứng viên phải trải qua những kỳ phỏng vấn, kiểm tra sức khỏe và đạt thành tích tốt trong khóa huấn luyện cũng như diễn tập thực tế.

Tiếp viên hàng không Pan Am


Trong suốt quá trình huấn luyện - thường kéo dài từ 3 tuần đến 9 tuần - bạn sống cùng với các học viên khách ở khách sạn hoặc ký túc xá để tham dự các buổi học về các vấn đề có liên quan : từ phục vụ thức ăn, các phương pháp sơ cứu cho đến các biện pháp xử lý với bọn khủng bố có vũ trang trên máy bay.

Tiếp viên hàng không Pan Am


Trong các khóa này học viên có thể nhận được một khoản tiền cho những chi phí học tập, nhưng họ chưa được coi là nhân viên chính thức của hãng hàng không cho đến khi hoàn thành khóa huấn luyện và vượt qua tất cả các kỳ thi.

Theo: lee's blog Yahoo
Photo: World Stewardess Crews

No comments:

Post a Comment