THÀNH CỔ LOA
Ở ngoại
thành thủ đô Hà Nội có một xã thuộc huyện Đông Anh mang tên cổ Loa. Đây là địa
phận thủ đô thứ hai thời xưa như Việt Nam, sau kinh đô thứ nhất là Phong Châu của
thời đại các vua Hùng, ở Vĩnh Phúc ngày nay.
Di tích thành Cổ Loa |
Vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Thục
Phán thay vua Hùng đựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tòa thành bằng đất,
tương truyền có tới 9 vòng tường, chu vi 9 dặm. Lũy thành mặt ngoài dựng đứng,
mặt trong thoai thoải, 3 lớp thành ngoài khép kín uốn lượn theo dồng sông Hoàng
Giang, ngoài lũy là hào lấy sông Hoàng làm hào tự nhiên cùng những hào đào đế bảo
đảm việc giữ gìn thành lũy, các hào này dài hơn 8km nên được gọi là thành ngoài,dân
chúng lưu thông được trong hào để mua bán. Kinh đô nằm trong cùng dài 2km.
Chung quanh thành từ thành ngoài, thành giữa
và thành trong mỗi nơi đểu có các ụ canh phòng ra ngoài. Thành có 4 cửa chính ở
4 hướng đông tây nam bắc, nhưng cửa phía Nam được mở ra để làm đường giao thông
chính (ra Quốc Lộ 2 bây giờ).
Đó là kiến trúc từ thời An Dương Vương, trải
qua trôn 22 thế kỷ, nay thành Cổ Loa đã thay đổi rất nhiều qua các giai đoạn lịch
sử cửa nó:
- Đầu tiên là Kinh đỏ cửu Nhà Thục - An Dương Vương, sau khi
đổi tên nước từ Văn Lang của thời các vua Hùng Vương sang tên gọi mới là Âu Lạc.
- Các triều dại về sau vẫn sử dụng Cổ Loa làm kinh thành.
- Đầu
thế kỷ thứ 7 sau CN, Lý Phật Tử đóng quân ở đây chống nhà Tùy.
- Thế kỷ thứ 10 sau CN, Ngô Quyền xây dựng lại Cổ Loa lấy
làm kinh đô.
Nay quần thế Cổ Loa hiện còn
khá đồ sộ, dài 16km đường thành, có đền thờ An Dương Vương, nhà bia ghi chép
các giai đoạn lịch sử của Cổ Loa bên Đền Thượng, am Bà chúa Mỵ Nương, Đình ngự
triều di quý nơi vua làm việc, Ngự xạ đài nơi vua ngự duyệt quân binh, cây đa
trôn 1.000 năm ở trước am Mỵ Châu, Miếu thờ thần Kim Quy, giếng Ngọc, hồ Ngọc Tỉnh,
chùa Bảo Sơn (có trên trăm pho tượng cổ, đẹp), Loa cóc (hình thù con cóc miệng
phun nước)...
Những di tích còn là thế,
nhưng sự bảo tồn bảo quản không được triệt để, nên Giếng Ngọc và hồ Ngọc Tỉnh
trở thành ao, Ngự xạ đài chỉ còn là bãi đất trống...
Ngày nay, ở xã Cổ Loa còn
lưu dấu ba vòng thành đất. Thành trong hình chữ nhật có chu vi 1,6km, thành giữa
thành hình đa giác chu vi 6,5km và thành ngoài 8km. Thân thành ngày nay còn có
chiều cao trung bình từ 4 đến 5 mét, có chỗ còn cao tới 12 mét; chân thành rộng
tới hai mươi mét. Xem đó, người ta hiểu rằng vào thời xưa chắc hẳn phải cao và
dày hơn nhiều. Và điều này cũng khiến cho người ta rất ngạc nhiên thấy rằng tòa
thành này khá kiên cố so với thời kỳ mà vũ khí chỉ lá gươm, giáo, tên và đá.
Các cửa của ba vòng thành cũng được bố trí rất
khéo, không hề cùng nằm trên một trục thẳng mà chéo lệch đi nhiều. Do vậy, đường
nối hai cửa thành ỏ cùng một hướng đểu là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự
ở hai bên, nên gây nhiều trở ngại cho địch quân khi tấn công thành.
Thành Cổ Loa cũng là một sân khấu chính trị đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam, với chuyện tình Trọng Thủy, My Châu mà kết quả là
vua Thục Phán bị mất nước về tay Triệu Đà, một tướng lãnh của Tần Thủy Hoàng,
chỉ vì con gái là Mỵ Châu công chúa quá nhẹ dạ dề tin, không cảnh giác làm mất
nỏ thần về tay Trọng Thủy, một “gián điệp” thời xưa, theo mưu mô sắp đặt của
Triệu Đà. Đây là bài học kinh nghiệm về chính trị đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam và “chiếc nỏ thần” được ngày nay coi như là “bí mật kỹ thuật quân sự” của
quốc gia.
Du khách tới thăm xã Cổ Loa, khi qua cổng
làng cũng là cổng thành trong, là tới đình làng cổ Loa. Theo truyện người ta kể
lại, thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, cho
nên trong đình còn tấm hoành phi mang bốn chữ “Ngự triều di quy ”.
Còn có một khu di tích ở Ba Cầu, người ta đã
phát hiện trong lòng đất một kho vũ khí có tới hàng vạn mũi tên đồng có ba ngạnh.
Người ta đã tự hỏi có phải đó là cơ sở vật chất của truyền thuyết “nỏ thần”.
Cạnh đình làng, Am Bà Chúa tức là miếu thờ
công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu Am khá bé bỏng, trong
đó có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng nói đó là tượng Mỵ Châu, vì ngày
xưa, Mỵ Châu bị vua cha chém, trên đường bôn tẩu, trước thế giặc tấn công quá mạnh,
- vì tức giận con gái làm mất chiếc nỏ thần còn rắc lông ngỗng ở dọc đường cho
Trọng Thủy dẫn quân giặc đuổi theo.
Qua am Mỵ Châu là tới đền Thượng, tức là đền
vua An Dương Vương Thục Phán. Người ta nói rằng đền này được dựng trôn nền nội
cung ngày trước. Đền này mới làm lại vào hồi đầu thế kỷ 20, không còn di vật cổ,
chỉ có đôi rồng đá ở bậc tam cấp của đền là di vật của đời Trần hoặc Lê Sơ.
Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới
đúc trong dịp tái tạo đền này cách nay chừng sáu bảy mươi năm. Ở trước đền có một
cái giếng gọi là giếng Ngọc mà người ta nói rằng xưa kia, Trọng Thủy tự tử, vì
hối hận, mà chết theo vợ. Người ta cũng nói rằng nếu đem nước giếng này mà rửa
ngọc trai (truyện tích nói rằng Mỵ Châu công chúa sau khi chết hóa thành ngọc
trai) thì ngọc lại trở nên sáng hơn bội phần.
Trong những năm gần đây,
ngành khảo cổ học Việt Nam còn phát hiện thêm nhiều di vật đồ đá, đồ đồng ở khu
vực Cổ Loa này, gồm có rìu, lưỡi cày, mũi tên đồng, vỏ trấu, xương thủ vật và cả
trống đổng loại 1 Hêgiơ nữa. Tất cả những di vật này chứng minh rằng trước khi
Thục
Phán tới Cổ Loa dưng kinh đỗ
cỏ tới hàng ngàn năm tạ i nơi đây đã có dân cư.
Danh mục:
- ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC
- Đà Lạt Mộng Mơ
- THÀNH CỔ LOA HÀ NỘI
By Ha Vu Mai
No comments:
Post a Comment